Cơ Sở Khoa Học Môi Trường – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF Lưu Free

Cơ Sở Khoa Học Môi Trường – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

Danh mục: , Người đăng: Lâm Gia Mộc Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt Định dạng: Lượt xem: 0 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Giới thiệu giáo trình ” Cơ Sở Khoa Học Môi Trường “

1.5. KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG

Thế giới hiện nay đang đứng trước năm cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng trên là sự bùng nổ dân số. Các cuộc khủng hoảng trên làm xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.

Khủng hoảng môi trường là các suy thoái chất lượng môi trường sống ở quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất.

Các biểu hiện của khủng hoảng môi trường

Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2, v.v.) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.

Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng, do sự gia tăng khí CO2 (từ 0,028% vào năm 1850 lên 0,035% vào năm 1960) và các khí nhà kính khác (CH4, CFC, v.v.), làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên 0,6°C trong vòng 100 năm qua và khoảng 1°C trong 50 năm tới. Sự thay đổi này đã và đang gây ra các biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai (lũ, lụt, hạn hán) và dâng cao mực nước biển.

Tầng ozon bị phá hủy. Tầng chứa khí ozon hay là tầng ozon ở độ cao 18 – 25 km có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại trong bức xạ Mặt Trời. Khi tầng ozon bị suy giảm, lượng tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất gia tăng, gây ra ung thư da, suy giảm miễn dịch ở người, giảm năng suất sinh học của động thực vật. Tháng 10 – 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện: ở tầng khí ozon Nam Cực xuất hiện một lỗ thủng bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Liên Bang Đức phát hiện hiện tượng thủng tầng ozon ở vùng trời Bắc Cực. Hiện nay, trên nhiều thành phố lớn và vùng gần cực Trái Đất tồn tại lỗ thủng tầng ozon. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy thoái và thủng tầng ozon là việc sử dụng khí cloruafluocacbon, -các khí NO.

Sa mạc hóa đất đãi do nhiều nguyên nhân như bạc mầu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất canh tác cho các mục đích phi nông nghiệp đang gia tăng. Hiện nay, có 14 triệu km² đất canh tác, vào đầu thế kỷ XXI theo dự báo: một phần ba diện tích này bị sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng: Nước mưa bị axit hóa, nước ngầm bị ô nhiễm và khai thác quá mức, nước sông bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và nước thải của các thành phố lớn.

Ô nhiễm biển đang xảy ra với mức độ ngày càng tăng: Ô nhiễm dán, thủy triều đỏ,… Nguyên nhân ô nhiễm này chủ yếu do khai thác và vận chuyển dầu, khai thác khoáng sản biển, nước thải từ lục địa, xã đổ chất thải rắn, kể cả chất thải phóng xạ xuống biển. Ô nhiễm biển đe dọa tài nguyên sinh vật biển và môi trường biển.

Rừng đang bị suy giảm về số lượng và chất lượng: Hiện nay toàn thế giới có khoảng gần 3 tỷ ha rừng với lượng gỗ khoảng 300 tỷ m³. Hàng năm, khoảng 30 triệu ha rừng bị suy giảm do khai thác gỗ và các nguyên nhân khác. Nhiều khu rừng nhiệt đới đang bị khai thác và bị hủy diệt, trong đó có các khu rừng ở khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng là khai thác gỗ củi quá mức, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng các công trình công nghiệp và dân sinh, suy thoái môi trường.

Số loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng: Tổng số các loài sinh vật đã biết là 30 triệu, so với khoảng 100 triệu loài có thể phát hiện trên Trái Đất. Hàng năm, trung bình có 30.000 loài bị diệt chúng. Đây là tổn thất rất lớn của loài người. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm số lượng các chúng loài động, thực vật là sự suy thoái chất lượng môi trường sống, mất nơi cư trú, khai thác săn bắn quá mức và các nguyên nhân tự nhiên khác.

Rác đang gia tăng đe dọa nhân loại: Hiện nay, bình quân mỗi một người một ngày tạo ra: 0,5 – 1 kg rác thải sinh hoạt, 10 kg chất thải công nghiệp, 30 kg chất thải liên quan khác. Lượng rác và chất thải rắn của loài người đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.

Nguyên nhân sâu xa nhất của khủng hoảng môi trường là gia tăng dân số và các yếu tố phát sinh từ dân số, có thể biểu diễn bằng một biểu thức tổng quát sau :

I=P.C.E

trong đó:

I gia tăng tác động tổng cộng của loài người đến môi

trường;

P – gia tăng dân số tuyệt đối;

C – gia tăng mức độ tiêu thụ tài nguyên trên đầu người:

E – gia tăng kết quả tác động của một đơn vị tài nguyên được khai thác đến môi trường.

1.6. KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ – QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường. Từ các nghiên cứu đó, khoa học môi trường đề xuất các mô hình sinh thái hợp lý, đảm bảo sự cân bằng sinh thái giữa con người và môi trường. Một trong các mô hình đó là phát triển bền vững (Sustainable Development), được nêu ra trong những năm 80 của thế kỷ XX. Nội dung chính của mô hình là hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển hiện tại không ngăn cản sự phát triển trong tương lai.

Tải tài liệu

1.

Cơ Sở Khoa Học Môi Trường – Tài Liệu Học Tập Học Liệu Điện Tử PDF

.pdf
36.16 MB

Có thể bạn quan tâm