Luận Án Tiến Sĩ Văn Hóa Dân Gian – Lễ Hội Bà Chúa Xứ Của Người Việt Ở Nam Bộ Lưu VIP

Luận Án Tiến Sĩ Văn Hóa Dân Gian – Lễ Hội Bà Chúa Xứ Của Người Việt Ở Nam Bộ

Danh mục: , Người đăng: Minh Trí Nhà xuất bản: Tác giả: Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Định dạng: , , Lượt xem: 19 lượt Lượt tải: 0 lượt

Nội dung

Luận Án Tiến Sĩ Văn Hóa Dân Gian – Lễ Hội Bà Chúa Xứ Của Người Việt Ở Nam Bộ

BẢN TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

a. Tóm tắt mở đầu:

– Tên tác giả: Bùi Thị Ngọc Phương

– Tên luận án: Lễ hội Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ

– Ngành khóa học của luận án: Văn hóa dân gian.

– Mã số: 9229040

– Tên cơ sở đào tạo: Học viện khọa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

b. Nội dung bản trích yếu:

– Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:

Nhận diện lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong bối cảnh hiện nay, chỉ ra sự biến đổi trên nhiều phương diện cụ thể của lễ hội.

Thờ Mẫu (Bà) Chúa Xứ) ở Nam Bộ, tiếp thu và mở rộng những vấn đề còn chưa được bàn luận tới.

Nghiên cứu lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam trong giai đoạn hiện nay với nhiều biến đổi mạnh mẽ, nhất là từ sau khi được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001. Qua đó, chỉ rõ vai trò của nhà nước đối với sự biến đổi của lễ hội; vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn lễ hội; yếu tố du lịch trong sự biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ.

– Các phương pháp:

Phương pháp thu thập, tổng hợp, nghiên cứu tư liệu nhằm kế thừa những thành quả của các công trình, nghiên cứu đi trước, tìm ra những thông tin quý cho đề tài.

Phân tích, so sánh tư liệu giúp cho đề tài về mặt cứ liệu khôa học.

Phương pháp điền dã, quan sát tham dự, ghi âm, ghi hình nhằm mô tả lại nhịp sống sinh động của lễ hội hiện nay, cũng như các hoạt động tín ngưỡng phong phú của du khách.

Phương pháp điều tra hồi cố giúp phát hiện ra nhiều thông tin thú vị khó tìm thấy trên các tài liệu, làm phong phú về mặt cứ liệu và thông tin.

Ban Quản trị lăng miếu núi sam, đại diện chính quyền địa phương, người dân, khách hành hương, khách du lịch quốc tế, chủ lò heo quay, các thương buôn…

Điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng với số lượng 250 mẫu ngẫu nhiên từ khách hành hương về miếu Bà. Mục đích khai thác những thông tin khái quát, phục vụ cho việc thống kê.

Tìm hiểu Công ước quốc tế về du lịch văn hóa, Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo, Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Luật di sản văn hóa Việt Nam 2001.Nghiên cứu các công văn, quyết định, kế hoạch, thông báo… của nhà nước về văn hóa và lễ hội.

– Các kết quả chính và kết luận:

1. Miêu tả những thực hành tín ngưỡng mang tính truyền thống trong lễ hội Vía Bà; qua đó khẳng định sức sống bền bỉ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ và lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong lịch sử.

2. Tổng quan về lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam; qua đó nhận diện những chiều cạnh biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ trong thời gian gần đây (từ sau 2001); Từ góc nhìn văn hóa, tác giả đã khảo cứu, tìm hiểu, những biểu hiện của sự biến đổi, những tác nhân của sự biến đổi, vai trò của các bên liên quan trong công tác tổ chức lễ hội.

3. Những biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ được ghi nhận là sự biến đổi tất yếu cho phù hợp với đời sống kinh tế xã hội hiện nay, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Luận án đã chỉ ra khá chi tiết những biến đổi trên nhiều phương diện: thời gian, không gian, chủ thể, chức năng, cấu trúc. Trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực của lễ hội cổ truyền, tiếp thu cái mới, sáng tạo truyền thống, tinh giãn những nghi thức lãng phí, kém hấp dẫn.

4. Luận án nêu rõ vai trò chi phối và hỗ trợ của nhà nước, vai trò chủ thể của cộng đồng trong biến đổi lễ hội, vai trò tác động của du lịch đối với quá trình biến đổi lễ hội. Luận án khẳng định sự thỏa hiệp giữa chính quyền và nhân dân là mấu chốt làm nên thành công của lễ hội Bà Chúa Xứ.

Tải tài liệu

1.

Luận Án Tiến Sĩ Văn Hóa Dân Gian – Lễ Hội Bà Chúa Xứ Của Người Việt Ở Nam Bộ

.zip
11.66 MB

Có thể bạn quan tâm